Bàn chân bẹt là một trong những dị tật khá nguy hiểm ở trẻ, cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Điều trị cho trẻ bị bàn chân bẹt như thế nào? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết nhé.
Bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?
Vòm bàn chân rất quan trọng đối với nhiệm vụ chịu lực từ cơ thể, cân bằng, hỗ trợ đi đứng nhẹ nhàng, đồng thời giảm tác động từ phản lực lên bàn chân. Những trẻ không có vòm bàn chân (hội chứng bàn chân bẹt) sẽ khiến mất cân bằng cả cơ thể, vận động bị hạn chế, dễ bị ngả do bàn chân không có đủ sự linh động.
Thống kê cho thấy hội chứng bàn chân bẹt khá phổ biến, song không có nhiều phụ huynh hiểu rõ về hội chứng này cũng như biện pháp xử lý. Đến khi trẻ càng lớn, bàn chân bẹt sẽ thể hiện rõ ràng hơn và gây ra nhiều vấn đề liên quan tới xương khớp. Bàn chân với xu hướng áp cạnh và cong xuống đất đôi khi xoay vào trong khiến hỏng cấu trúc xương chân, cùng với hoạt động đi lại hàng ngày khiến cho xuonwg chân và đầu gối bị đau nhức.
Nếu như tình trạng nghiêm trọng, trẻ bị mắc bệnh có thể khập khiễng khi di chuyển, hạn chế trong vận động và thể thao hàng ngày. Hơn nữa, tình trạng mất cân bằng bàn chân còn gây ra hệ lụy xấu cho sự phát triển của xương hông, xương lưng của trẻ - vốn là 2 vùng xương phát triển khá muộn.
Ngoài ra, dị tật bàn chân bẹt ở trẻ còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Biến dạng bàn chân: Do cạnh bàn chân ép xuống mặt đất, lâu dài khiến chân biến dạng.
- Viêm, thoái hóa khớp gối: Các xương cản chân xoay khi người bệnh đi lại và chạy nhảy, dẫn tới khớp gối cũng bị xoay lệch, dẫn tới viêm, thoái hóa khớp gối.
- Ảnh hưởng tới lưng và cổ: Sự mất cân bằng cơ thể cũng ảnh hưởng tới lưng, cổ, gây các cơn đau tại các vùng cơ thể này.
- Ngoài ra, người bị bàn chân bẹt cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác như: Cong vẹo cột sống, ngón chân cái có cấu trúc bất thường, viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, gãy xương, đau tại xương cẳng chân, viêm khớp bàn chân, gai gót chân, viêm cân gan chân…
Điều trị chứng bàn chân bẹt
Độ tuổi lý tưởng để điều chỉnh hiệu quả đối với hội chứng bàn chân bẹt là trong độ tuổi từ 2 – 7, phát hiện càng sớm thì điều chỉnh càng thuận lợi và hạn chế được các biện pháp can thiệp.
Một số biện pháp giúp điều trị hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ gồm:
- Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân: Bàn chân bẹt làm mất vùng eo ở giữa bàn chân, do đó có thể tạo ra vùng eo này bằng cách dùng đế chỉnh hình bàn chân (có bán tại nhiều cửa hàng thể thao, dụng cụ phục hồi chức năng, thiết bị y tế…). Khi chọn mua cần theo đúng kích thước bàn chân trẻ.
- Phương pháp phẫu thuật: Với những trẻ trên 8 tuổi, chứng bàn chân bẹt gây ảnh hưởng tới hoạt động cũng như sự phát triển của hệ thống xương khớp thì các bác sĩ sẽ xem xét áp dụng biện pháp can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật nắn chỉnh xương bàn chân tiềm ẩn những rủi ro nhất định, do đó, cha mẹ cần trao đổi kỹ với các bác sĩ điều trị.
- Phương pháp hỗ trợ khác: Một số biện pháp khác cũng có thể được áp dụng gồm nắn chỉnh xương, tập phục hồi chức năng (nếu có biến chứng lệch hông, vẹo cột sống, cơ bàn chân yếu).
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Điều trị cho trẻ bị bàn chân bẹt như thế nào? Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html